So sánh sản phẩm
EnglishJapaneseVietnamese
Ngôn Ngữ
  • Vietnamesevi
  • Englishen
  • Japanesejp
  • 0
    • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Nỗ lực đưa Luật Bảo vệ môi trường vào cuộc sống

Luật Bảo vệ môi trường 2014 với nhiều điểm đổi mới được xem là sẽ tạo bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường. Bước đột phá này chỉ thực sự tạo chuyển biến khi Luật được triển khai một cách thiết thực trọng cuộc sống.

 * Hướng dẫn Luật: Kịp thời và chất lượngĐã nhiều lần, Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến đã khẳng định, để Luật Bảo vệ môi trường ”thắng tiến” vào cuộc sống, việc quan trọng nhất là xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn kịp thời, có chất lượng.
Hiện Bộ TN&MT đã xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành 5 dự thảo Nghị định, bao gồm: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT năm 2014, Nghị định quy định về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Nghị định về xác định thiệt hại đối với môi trường, Nghị định về điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường.
Đồng thời đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành 2 dự thảo Quyết định, bao gồm: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ.
Hiện các đơn vị thuộc Bộ đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 15 dự thảo Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn các nội dung liên quan của  Luật BVMT năm 2014 cũng đã được hoàn thiện để ban hành trong đầu năm 2015.
* Tuyên truyền sâu rộng
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, Bộ đặt ra nhiệm vụ tuyên truyền Luật tới mọi tầng lớp nhân dân trong suốt qua trình triển khai.
Cụ thể, Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp. UBND các tỉnh tổ chức triển khai chương trình phổ biến, giáo dục Luật Bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ quan tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. Đội ngũ này sẽ là lực lượng nòng cốt tổ chức thực hiện, triển khai các hình thức tuyên truyền phù hợp để phổ biến Luật đến từ doanh nghiệp, địa bàn dân cư và từng người dân.
Dự kiến từ năm 2015 đến 2017, các Bộ, ngành, địa phương sẽ tổ chức phổi biến pháp luật về bảo vệ môi trường tới cán bộ quản lý các cấp, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư tại 8 vùng kinh tế trên cơ sở tài liệu được biên soạn phù hợp với từng đối tượng.
* Kiến nghị nâng ngân sách cho bảo vệ môi trường
Việc Nhà nước dành ngân sách cho sự nghiệp môi trường đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện chất lượng  môi trường, đầu tư cho môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã quy định nguồn tài chính bảo vệ môi trường, ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có quy định chi ngân sách sự nghiệp môi trường cho một số hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể.
Sau năm 2005, Quốc hội đã ban hành một số luật và pháp lệnh liên quan đến ngân sách, phí, thuế. Vì vậy Luật Bảo vệ môi trường 2014 phải có những điều chỉnh để không quy định lại và không quy định trái với các luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Tuy vậy, Luật Bảo vệ môi trường 2014 có những quy định mới như sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các hoạt động bảo vệ môi trường, bổ sung các hoạt động bảo vệ môi trường cần được chi từ ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường, trong đó có xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, chương trình, đề án v và đa dạng sinh học.
Mặt khác, Luật Bảo vệ môi trường 2014 có khoản quy định chi đầu tư phát triển cho các hoạt động khác có liên quan đến bảo vệ môi trường như xử lý chất thải, xây dựng các trạm quan trắc môi trường, xử lý sự cố môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học... Với quy định này, nguồn chi cho BVMT được mở rộng, tránh sự lạm dụng ngân sách từ sự nghiệp BVMT cho một số hoạt động liên quan đến BVMT.
Để hoạt động bảo vệ môi trường được đầu tư có hiệu quả, Bộ TN&MT kiến nghị Chính phủ đề xuất Quốc hội tăng dần mức chi cho sự nghiệp môi trường, bảo đảm đến năm 2015 không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát các quy hoạch, chiến lược có sử dụng tài nguyên và môi trường để cập nhật, điều chỉnh phủ hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của đất nước.